'Hậu duệ của mặt trời' bị phê bình vì sạn lớn


  • 24
  • 1
 Ở tập mới nhất, tỷ lệ người xem phim tiếp tục tăng cao. Nhưng cùng với điều đó, tình tiết vô lý trong phim khiến nhiều người thất vọng.
Theo thống kê từ Nielsen Korea, tập 14 phim Hậu duệ của mặt trời đạt tỷ lệ người xem 35,6% tại khu vực Seoul, 33% trên toàn quốc, đây là con số cao nhất từ trước đến giờ. Tuy nhiên, khán giả bắt đầu bày tỏ sự thất vọng với một số tình tiết không có thực trong phim. Theo họ, đây là những phân cảnh “nhạt nhẽo, không giá trị”.
Ở tập 14, nhân vật đại úy Yoo Shi Jin đã trúng đạn và bị thương rất nặng. Anh được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Dù liên tục kích điện tim, Shi Jin không có dấu hiệu tỉnh lại. Một bác sĩ đã thông báo “tim ngừng đập”. Thế nhưng chỉ vài giây sau đó, đại úy đã có thể ngồi dậy và còn bước ra khỏi giường bệnh, đối đầu với một nhân vật phản diện.
Theo Sina của Trung Quốc, toàn bộ cảnh quay là màn hài kịch dở khóc dở cười.
'Hau due cua mat troi' bi phe binh vi san lon hinh anh 1
Cảnh phim cao trào nhưng có quá nhiều lỗi. Ảnh: Phim Hậu duệ mặt trời.
“Tấm điện cực dùng cho máy sốc tim đã đặt sai vị trí, thiết bị truyền máu không được khởi động, cấp cứu bệnh nhân suy hô hấp lại không trợ thở oxy? Nhân vật nữ chính vừa cấp cứu vừa rơi nước mắt. Những tình tiết sai cơ bản như thế này cũng được dựng thành phim sao?”, một chuyên gia y tế trong ngành phẫu thuật chia sẻ trên Sina.
Khán giả xem phim tại Hàn Quốc cũng cùng chung quan điểm về sạn khó chấp nhận trong tập 14. “Tim đã ngừng đập nhưng tỉnh dậy rất nhanh và sau đó có thể đi đứng bình thường là điều không thể có. Đến người không có kiến thức y khoa cũng biết chuyện này. Đại đa số ý kiến cho rằng, biên kịch Hậu duệ của mặt trời đang biến nhân vật đại úy Yoo Shi Jin thành siêu nhân không tưởng.
'Hau due cua mat troi' bi phe binh vi san lon hinh anh 2
Các thiết bị máy còn chưa được bật. 
Không chỉ bị chỉ trích vì cảnh phim sạn, Hậu duệ của mặt trời còn bị chỉ trích khi lạm dụng quảng cáo.
“Mỗi một giây đều cố lồng quảng cáo, từ cảnh các nhân vật ăn, uống hay di chuyển bằng ô tô đều phải cận cảnh thương hiệu. Ngay cả hành động uống nước nhân sâm cũng được đặc tả cẩn thận”, Sina bình luận. Một số khán giả đánh giá: “Đúng là kinh phí làm phim khiến các ê-kíp cần phải suy tính về chuyện quảng cáo, nhưng như thế này là quá mức”.
'Hau due cua mat troi' bi phe binh vi san lon hinh anh 3
Những cảnh quảng cáo gây bức xúc cho khán giả.

Nguồn: Sưu Tầm

Share on Google Plus

About V-NEWS

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét